Tin thị trường hàng hải

Liên minh OCEAN Alliance thêm cảng Việt Nam vào tuyến Viễn Đông – Châu Âu

Ngày 06-04-2023 Lượt xem: 304

CMA CGM vừa bổ sung thêm cảng Cái Mép vào hải trình vận chuyển tuyến Viễn Đông – Bắc Âu có tên gọi ‘FAL3’ trước đó được gọi với tên ‘NEU5’ của liên minh OCEAN Alliance.

CMA CGM vừa bổ sung thêm cảng Cái Mép vào hải trình vận chuyển tuyến Viễn Đông – Bắc Âu có tên gọi ‘FAL3’ trước đó được gọi với tên ‘NEU5’ của liên minh OCEAN Alliance.

Tuyến ‘FAL3’ tiếp tục khai thác với thời gian chạy vòng tròn trong 12 tuần, sử dụng 12 tàu cỡ từ 17.300 - 17.850 TEU do CMA CGM cung cấp. Vòng xoay cảng gồm Qingdao, Shanghai, Ningbo, Yantian, Cái Mép, Singapore, Rotterdam, Southampton, Antwerp, Le Havre, Tanger Med, Singapore, Qingdao.

Liên minh OCEAN hiện đã triển khai 2 tuyến kết nối từ Cái Mép đến bắc Âu, tuyến mới ‘NEU5’ bổ sung thêm vào tuyến đang chạy hàng tuần trước đó ‘NEU3’.

Tại Cái Mép, cả hai tuyến dịch vụ đều ghé cảng Gemalink. Tuyến hàng đầu tiên ‘NEU5’/’FAL3’ đã triển khai hồi cuối tháng Ba vừa qua với tàu APL TEMASELK (17.292 TEU).

GSL điều chỉnh tuyến Trung Quốc - Việt Nam - Malaysia - Ấn Độ ‘IVX’.

Tháng trước, hãng tàu Gold Star Line (GSL) đã điều chỉnh ‘IVX’ với lộ trình chạy nam Trung Quốc - Việt Nam - Malaysia - Đông Ấn Độ bằng việc mở rộng thêm ra khu vực Chittagong ở Bangladesh thay vì các cảng khu vực nam Trung Quốc là Qinzhou và Da Chan Bay.
Hãng tàu có trụ sở tại Hong Kong ban đầu khai trương tuyến ‘IVX’ vào tháng 12 năm 2020 kết nối khu vực Đông Ấn Độ, miền Bắc và Trung Việt Nam, Malaysia. Một năm sau (năm 2021), họ mở rộng thêm ra khu vực Nam Trung Quốc.

Sau khi điều chỉnh, tuyến ‘IVX’ tiếp tục có thời gian chạy trong 28 ngày với 2 tàu cỡ 1.800 - 1.900 TEU, ghé cảng Port Kelang, Chittagong, Kattupalli, Port Kelang, Chu Lai, Hải Phòng, Port Kelang.

Tàu MTT SANDAKAN (1.762 TEU) đã ghé Qinzhou hôm 17 tháng Ba và KANWAY FORTUNE (1.930 TEU) đã triển khai chuyến đầu tiên từ Chittagong hôm 14 tháng Ba.

Thị trường thuê tàu: giá cước thuê tiếp đà tăng

Hoạt động thuê tàu tiếp tục duy trì ở mức cao mặc dù số lượng các hợp đồng thuê tàu được ký kết giảm nhẹ trong hai tuần vừa qua do thiếu nguồn cung tàu.

Nhu cầu rất mạnh trên diện rộng, với hai hãng khổng lồ MSC và CMA CGM hoạt động tích cực trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả thị trường mua và bán tàu.

Cước thuê tàu vì vậy cũng đang tăng dần dần ở tất cả các cỡ tàu, theo như báo cáo mới đây của Alphaliner. Điều đó được phản ánh lên đồ thị Alphaline Charter Index (ACI), lần đầu tiên kể từ tháng 6/2022 có xu hướng tăng nhẹ nhưng có thể thấy được mặc dù mức hiện tại của nó còn thấp hơn nhiều so với đỉnh lịch sử  hồi tháng 3/2022.

Điểm tích cực được quan sát thấy trên thị trường trái ngược với môi trường đầy thách thức như hiện tại, giá cước thấp trên hầu hết các tuyến và áp lực ngày một tăng lên các nhà cung cấp, với công suất kỉ lục về trọng tải đóng mới được bàn giao trong tháng Ba. Trong khi đó sự phục hồi hàng hóa xuất khẩu ở Trung Quốc diễn ra chậm và giá dầu tăng mạnh đang làm tăng thêm những lo ngại về thị trường.

Alphaliner tin rằng áp lực đóng mới tàu liên tục đổ vào chắc chắn sẽ gây biến động lên thị trường trong vài tháng tới, với hiệu ứng domino sẽ ảnh hưởng đến tất cả các cỡ tàu. Trong khi đó, doanh số phá dỡ tàu bị đình trệ (sau khởi đầu rất mạnh mẽ hồi đầu năm) không giúp giảm thiểu rủi ro dư thừa trọng tải trong khi vẫn chưa rõ quy định CII thực sự tạo ra bao nhiêu nhu cầu về trọng tải.

Do vậy, Alphaliner vẫn thận trọng về triển vọng thị trường cho thuê trong những tháng tới và tự hỏi đợt phục hồi hiện tại sẽ kéo dài được bao lâu.

Hiện tại môi trường vẫn tốt cho các chủ tàu cho thuê định hạn, những người đang tận dụng tối đa việc thiếu hụt nguồn cung trọng tải trên toàn cầu, hiện chỉ có 7 tàu đang nằm neo tại chỗ trên toàn cầu. Nhưng sự mất kết nối rõ ràng giữa thị trường cho thuê mạnh mẽ hiện tại và các yếu tố yếu kém cơ bản có thể báo trước thời kỳ khó khăn hơn ở phía trước đối với các nhà cung cấp trọng tải.

Nguồn: haiants.vn

HOTLINE

0983 123 088
zalo
zalo Chat với tư vấn viên Gọi điện